mujarhabat-kapsul

Gọi điện đặt hàng: 0984628600 (Gọi, SMS, Zalo)

Giao hàng miễn phí

Mujarhabat Kapsul công dụng từ rau má 29.3

29-03-2019 10:32:44

Mujarhabat Kapsul công dụng từ rau má 29.3


Mujarhabat Kapsul


CÔNG DỤNG THẦN KỲ TỪ RAU MÁ!

Từ lâu cậy rua má đã là loại thực vật rất có ích cho con người. Khi nhắc đến rau má chúng ta liền nghĩ ngay đến một loại rau dùng để nấu canh, ăn sống và làm nước uống. Bên cạnh đó rau má còn là bài thuốc quý để chữa bệnh. Sau đây hãy cùng bài viết 11 tác dụng của cây rau má tìm hiểu về các tác dụng thần kỳ của cây rau má trong cuộc sống của chúng ta nhé.

Tìm hiểu về cây rau má

Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp hai phần: Centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á. Nó được sử dụng như một loại rau cũng như trong y học Ayurveda và y học cổ truyền Trung Hoa. Tên khoa học đồng nghĩa là Hydrocotyle asiatica L., Trisanthus cochinchinensis

  • Thân
    Thân cây rau má gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay llục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5–20 cm. Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ.
  • Hoa và lá rau má
    Hoa rau má có màu trắng hoặc phớt đỏ [1], mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Các hoa lưỡng tính này khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy. Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm. Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công
https://tacdungcuacay.com/wp-content/uploads/2017/05/6-tac-dung-cua-cay-rau-ma.jpg
11 tác dụng của cây rau má


Mujarhabat Kapsul Tác dụng dược lý – Công dụng:

Rau má chữa sốt, đan độc, mụn nhọt, bệnh gan vàng da, thổ huyết, chảy máu cam, táo bón, tả lỵ, tiểu tiện rắt buốt, khí hư bạch đới, mất sữa, sắc với cây mào gà chữa vàng da. Cao rau má điều trị các vết thương nhiễm bẩn, điều trị bỏng.

Làm lành vết thương

Một loại hóa chất trong rau má được gọi là triterpenoidscó công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương.

Giảm stress, lo âu

Triterpenoids trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần trong một số cá nhân.

Làm đẹp da, chống lão hóa

Hoạt chất Asiaticosid trong rau má tác động lên một số tế bào biểu bì, kích thích sự sừng hoá và tác dụng đến sự phân chia tế bào làm lành nhanh vết thương ngoài da.

cây rau má


Chữa trúng thử, say nắng, say nóng: Lấy khoảng 100g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, thêm chút muối ăn, quấy đều cho uống. Có thể kết hợp rau má với lá sen tươi, cỏ nhọ nồi tươi, mỗi thứ 100g, rửa sạch, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy dịch, thêm chút muối ăn, quấy đều cho uống. Ngoài ra có thể dùng rau má dưới dạng chè để giải nhiệt hàng ngày: rau má, vỏ đậu xanh, đậu ván trắng, mạch môn, mỗi vị 12g, sinh địa 10 g, sa sâm, lá tre (tươi) mỗi vị 8 g, cam thảo 4 g, ngày 1 thang, dưới dạng hãm.

Chữa rôm sẩy, mẩn ngứa: Hàng ngày ăn rau má tươi, hoặc giã nát vắt lấy nước uống, nếu trẻ nhỏ, có thể thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống.

Chữa ho khan, ho lâu ngày, ho thể nhiệt: Rau má tươi 100g, rửa sạch vắt lấy dịch cho uống; có thể dùng 40g rau má (khô) phối hợp với bạc hà, cóc mẳn, mỗi vị 16g, bách bộ, mạch môn, mỗi vị 12g, cam thảo 8g. Sắc uống, ngày một thang. Uống liền 1-2 tuần.

Chữa đau bụng tiêu chảy, rau má khô (sao vàng) 10g, bạch biển đậu 12g, hoắc hương, hương phụ, hạt mã đề, mỗi vị 8g, sa nhân 3g, gừng tươi 2g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Chữa viêm loét dạ day, tá tràng, rau má (khô) 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn, ý dĩ, kê huyết đằng, cam thảo dây, hà thủ ô đỏ, đỗ đen (sao), mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Chữa viêm bàng quang cấp, rau má 10g, bồ công anh 20g, mã đề 16g, thài lài tía, chi tử, râu ngô, mộc thông, cam thảo dây, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Chữa viêm gan vàng da, rau má (tươi) 100g, nhân trần  30g, chi tử 12g, vàng đắng 6g. Sắc uống, ngày 1 thang.

Gần đây rau má được bào chế dưới dạng thuốc mỡ để chữa bỏng có hiệu quả tốt, giúp cho vết thương phát triển tổ chức hạt và lên da non nhanh chóng.


Mujarhabat Kapsul Tác hại đáng sợ nếu dùng nhiều rau má

Rau má tuy là thực phẩm lành tính nhưng cũng có dược tính cao, tình hàn cao vì thế không nên lạm dụng rau má. Theo thông tin trên báo Gia đình và xã hội, nếu dùng nhiều rau má có thể dẫn đến nhưng hậu quả xấu:

Gây nhức đầu, mất ý thức thoáng qua

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy uống thuốc hay nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua…  Bên cạnh đó, vì rau má có tính hàn nên nếu đang bị đầy bụng, tiêu chảy phải cẩn thận khi dùng, nên ăn kèm với vài lát gừng cho ấm bụng và trung hòa tính hàn của rau.

Ảnh hưởng đến tiêu hóa

Rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Rau má thường được uống sống nên quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người dùng.

Công dụng và tác hại bất ngờ của rau má - Ảnh 3

Ăn nhiều rau má sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ảnh minh họa.

Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai

 Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng mang thai. Loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong thai kì.

Vì thế, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều loại rau này.

Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu

 Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Bài viết liên quan

Bệnh khớp - 'Nữ hoàng điền kinh Việt nằm liệt giường' gây chú ý nhất mạng xã hội trong ngày 04-01-2018

Vũ Bích Hường, một người từng được ví như “linh dương đen” của thể thao Việt Nam, giờ lâm vào hoàn cảnh khốn khó vì bị bệnh nặng sau khi chồng mất do ung thư.

Xem thêm
Những ai thường bị bệnh khớp 04-01-2018

Những đối tượng nào thường mắc bệnh khớp

Xem thêm
Các thực phẩm tốt cho người bệnh khớp 04-01-2018

Ngươi mắc bệnh khớp cần ăn thức ăn nào và uống nước gì phù hợp?

Xem thêm
Bị tích nước khi sử dụng Mujarhabat Kapsul 04-01-2018

Một số bệnh nhân hỏi về việc bị tích nước khi sử dụng Mujarhabat Kapsul

Xem thêm
Cách sử dụng Mujarhabat Kapsul 04-01-2018

Cách sử dụng Mujarhabat Kapsul hiệu quả

Xem thêm
0984628600
1
0984628600